Bệnh van tim và Phát hiện sớm
Ở Đông Nam Á, bệnh van tim là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người khi họ già đi.
Đôi khi tình trạng này có thể bắt đầu từ việc van tim không còn hoạt động hiệu quả như bình thường.
Những người mắc bệnh van tim có thể thấy khó thở hoặc khó chịu khi thực hiện các công việc thường ngày.
Ngay cả khi làm những công việc đơn giản như leo cầu thang, họ cũng có thể cảm thấy cực kỳ mệt mỏi.
Nếu không hiểu đúng về các bệnh van tim, người mắc bệnh có thể cho rằng những vấn đề này là do quá trình lão hóa tự nhiên.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được rằng có thể bạn có tình trạng tim mạch tiềm ẩn cần nghiêm túc chú ý.
Triệu chứng của bệnh van tim là gì?
Khi chức năng tim không hoạt động ở trạng thái tối ưu thì tim có thể bơm máu, và ô xy đến các bộ phận khác của cơ thể không hiệu quả.
Kiểm tra xem bạn có gặp phải những triệu chứng này không1 và trao đổi với bác sĩ về khả năng những triệu chứng đó có phải là dấu hiệu cho thấy tim bạn không khỏe hay không:
- Thở dốc
- Đau ngực
- Mệt mỏi (ít sức lực)
- Choáng váng, cảm thấy chóng mặt và/hoặc ngất xỉu
- Khó khăn khi tập thể dục
- Sưng mắt cá chân và bàn chân
- Tim đập nhanh hoặc bất thường
Đừng xem nhẹ những triệu chứng này vì chúng có thể phản ánh một vấn đề nghiêm trọng hơn cần chăm sóc y tế.
Hãy xin ý kiến của bác sĩ ngay khi bạn gặp phải bất kỳ trong số những triệu chứng này.
Nguyên nhân gì gây ra bệnh van tim?
-
Dị tật bẩm sinh: Một số trẻ có tình trạng ảnh hưởng đến hình dạng và chức năng của tim ngay khi sinh ra.
-
Bệnh sử gia đình: Bệnh van tim thường xuất hiện ở những người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này.
-
Nhiễm trùng hoặc viêm: Mô sẹo hình thành trong tim do tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm trước đó có thể hạn chế khả năng đóng mở hiệu quả của van tim.
-
Tuổi tác: Quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng đến các cơ van tim của chúng ta, khiến van tim yếu đi hoặc mất chức năng. Đây là lý do tại sao các bệnh van tim phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Nhận chẩn đoán
Bệnh van tim thường được chẩn đoán thông qua một loạt các kiểm tra xét nghiệm toàn diện để xác định sức khỏe tim mạch của bạn.
Khi bạn trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, một trong những điều đầu tiên bác sĩ sẽ làm là nghe tim bạn bằng ống nghe trực tiếp trên ngực trần để kiểm tra xem có tiếng thổi của tim hay không. Việc này được thực hiện bằng cách đặt ống nghe lên ngực trần của bạn và lắng nghe những âm thanh bất thường.
Tiếng thổi của tim là dấu hiệu sớm của bệnh van tim3 . Bác sĩ có thể khám thêm bằng các kiểm tra xét nghiệm bổ sung như siêu âm tim để đưa ra chẩn đoán chính xác. Các kiểm tra xét nghiệm toàn diện này sẽ cho phép bác sĩ xác định chắc chắn liệu van tim có thực sự hoạt động không bình thường hay không và tại sao lại như vậy.
Một căn bệnh nghiêm trọng nhưng phổ biến
Tim là một bộ phận phức tạp và quan trọng trong cấu trúc giải phẫu ở người.
Trái tim bị tổn thương có thể làm suy giảm nghiêm trọng các chức năng của cơ thể con người.
Ở Đông Nam Á, bệnh hẹp van động mạch chủ (hay hẹp van động mạch chủ) được coi là một loại bệnh van tim nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Nếu tình trạng này tiếp diễn mà không có can thiệp y tế thì có thể dẫn tới tình huống đe dọa tính mạng.
Người cao tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất của bệnh hẹp van động mạch chủ.4 Trong các trường hợp này, van động mạch chủ không thể đóng mở hoàn toàn như bình thường.
Tốt nhất là bạn nên liên hệ với bác sĩ để giải quyết tình trạng bệnh ngay lập tức và tìm hiểu về các phương án điều trị có sẵn để phục hồi van tim về hiệu suất tối ưu.
Tìm hiểu thêm về bệnh hẹp van động mạch chủ, loại bệnh van tim phổ biến nhất ảnh hưởng đến người cao tuổi ở Đông Nam Á.
Trao đổi với bác sĩ
Nhận Hướng dẫnTham gia danh sách gửi email
Đăng ký ngay hôm nayMayo Clinic Staff. www.mayoclinic.com https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/aortic-stenosis/basics/symptoms/con-20026329. Accessed August 12, 2016.
Alliance for Aging Research. Aortic Stenosis: Under-Diagnosed and Under-Treated. 2010. https://www.agingresearch.org/newsletters/view/36. Accessed August 12, 2016.
Nishimura RA, Otto CM, Bonow RO et al. 2014 AHA/ACC Guideline for the management of patients with valvular heart disease: Executive summary. Circulation 2014; 10;129:2440–92.
Bouma BJ, van den Brink RBA, van der Meulen JHP et al. To operate or not on elderly patients with aortic stenosis: the decision and its consequences. Heart 1999 Aug; 82: 143–8.
Das P. Exercise testing to stratify risk in aortic stenosis. Eur Heart J 2005;26:1309–13.